Kiến trúc Đông Dương là kiến trúc của người Pháp được hình thành khi đến đất Đông Dương đặt ách cai trị. Người Pháp đến đây sống và làm việc trên mảnh đất này và mang theo nền văn hóa và kiến trúc đến đây.

Kiến trúc Đông Dương là gì?

Kiến trúc Đông Dương (Indochine Style) là phong cách chiết trung giữa Âu – Á; mang hơi thở và nét đẹp truyền thống hoài cổ; thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa và bề dày lịch sử. Mỗi công trình mang kiến trúc Đông Dương luôn đem đến sự giao thoa hài hòa giữa hai nền văn hóa Việt – Pháp.

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn

Nguồn gốc ra đời của kiến trúc Đông Dương

Ernest Hébrard được coi là cha đẻ của các phong cách thiết kế nội thất này. Những công trình mà ông xây dựng cho tới nay vẫn là những công trình độc đáo, gắn liền với lịch sử Việt Nam và được người dân Việt hết sức trân trọng.

Bên cạnh đó, sự hội nhập của phong cách thiết kế này cũng tạo nên sự khích lệ tuyệt vời cho các KTS Việt Nam cũng như những sinh viên trường Mỹ Thuật Đông Dương lúc đó. Điều này đã tạo nên sự phát triển tiếp nối của con đường nghệ thuật dân tộc tại Việt Nam.

Tòa nhà chính Đại học Đông Dương

Các đặc điểm của kiến trúc Đông Dương

Kỹ thuật và vật liệu xây dựng

Phong cách kiến trúc Đông Dương với tư duy thiết kế mới không chỉ trong các đường nét thiết kế mà còn đến từ kỹ thuật và vật liệu xây dựng. Những kỹ thuật xây dựng mới được sử dụng phải kể đến: cột thu lôi, đèn điện, cổng sắt uốn.

Những vật liệu, chất liệu thiết kế tiên tiến được dùng như: khung bê tông cốt thép chịu lực, khung thép tiền chế, ngói đá xám chẻ, gạch caro và sành sứ nhiều màu. Với những đổi mới này, phong cách kiến trúc Đông Dương như thổi một luồng gió mới cho tư duy thiết kế lúc bấy giờ.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Bảo tàng Louis Finot)

Dùng hệ thống mái khác biệt

Các công trình với hình ảnh mái bằng hay mái lợp ngói là những đặc trưng dễ nhận thấy khi ứng dụng kiến trúc Đông Dương trong thiết kế. Mái bằng được sử dụng chủ yếu trong các công trình lớn, mái lợp ngói sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong các công trình nhỏ. 

Mái ngói thường được thiết kế nhô ra xa để che nắng mưa, có các điểm thiết kế thu nước mưa chạy dọc theo mái. Các thiết kế dạng mái vút công ở các gốc cũng được sử dụng. Kiểu mái này thường là mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống, có thiết kế hoa văn trang trí ở đỉnh mái và ở các góc cong của mái.

Trụ sở Bộ Ngoại Giao

Giải pháp về kiến trúc

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, phong cách kiến trúc Đông Dương đã áp dụng các giải pháp cách nhiệt và tạo sự thông thoáng trong thiết kế. Các dãy hành lang hay dàn pergola hay các lam gió thông khó và hứng sáng cung được ưu tiên sử dụng.

Nhằm đảm bảo về không gian thiết kế, các công trình đều được ưu tiên bố trí thêm giếng trời hay các sân trong. Điều này đã giúp tạo nên những công trình vừa có đủ sự thông thoáng vừa tối ưu được nhu cầu chiếu sáng và làm tăng hiệu ứng thẩm mỹ.

Cung Diên Thọ - Huế

Sử dụng hệ cửa dày và cao

Hệ thống cửa thường được dùng sẽ là cửa sổ cao và mở rộng, số lượng cửa cũng chiếm số lượng lớn. Các thiết kế cửa được sử dụng phổ biến thường là kiểu cửa lá sách. Với yêu cầu tối ưu hiệu ứng ánh sáng tự nhiên và đảm bảo được sự thông thoáng mà những thiết kế cửa luôn được chú trọng.

Với phong cách thiết kế kiến trúc Đông Dương thì hệ thống cửa sổ không chỉ được bố trí ở trên tường mà còn có thể bố trí ở phía hành lang. Đây cũng là chi tiết tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của phong cách thiết kế này.

Nhà hát lớn Hà Nội

Đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương

Về màu sắc

Những màu sắc sử dụng phổ biến trong thiết kế mang phong cách này thường là màu vàng, kem hay trắng. Những màu sắc này khi phủ màu thời gian sẽ càng phảng phất nét hoài cổ đầy đặc trưng.

Để tạo nên sự hài hòa, nội thất thường mang những gam màu trung tính đậm chất Á Đông. Những màu sắc cơ bản của gỗ, tre, nứa vừa mang đậm dấu ấn dân tộc vừa tạo nên điểm nhấn ấn tượng.

Màu chủ đạo thường là trắng, kem, vàng

Hoa văn và các họa tiết trang trí

Hoa văn và họa tiết trang trí là điểm nhấn đồng thời cũng là điểm nhận biết đầy thu hút của phong cách thiết kế kiến trúc Đông Dương. Những họa tiết chim thú, hoa, lá hay hình tĩnh vật được ứng dụng và biến hóa trong từng thiết kế.

Các hình dáng được sử dụng trang trí và điêu khắc chủ yếu trên trần nhà, tường hay các vách ngăn. Hoa văn và các họa tiết trang trí này không chỉ tạo nên điểm nhấn thẩm mỹ riêng biệt mà còn mang đến nét đẹp sang trọng và đầy thanh lịch.

Hoa văn trang trí là điểm nhấn của phong cách kiến trúc Đông Dương

Chất liệu sử dụng trong kiến trúc Đông Dương

Chất liệu gỗ: đây được xem là vật liệu thiết kế chính mang đậm phong cách Đông Dương; thường được sử dụng để thiết kế sàn nhà, trần nhà hay các khung kết cấu trang trí chính trong các công trình.

Chất liệu tre, nứa: xuất hiện chủ yếu trong các thiết kế bàn, ghế, vách ngăn hay tủ, kệ. Tre có khả năng chống mối mọt và độ bền cao nên càng được ứng dụng nhiều trong hầu hết các thiết kế nội thất trang trí.

Chất liệu gạch bông, gạch nung: đây là chất liệu mang linh hồn và điểm nhấn phảng phất nét cổ xưa đầy hoài niệm. Những chất liệu này thường được sử dụng lát sàn hay trần nhà mang đến một điểm nhấn riêng biệt mà không phải công trình thiết kế nào cũng có được.

Chất liệu gỗ, tre, nứa mang đậm phong cách Đông Dương

Sử dụng một số vật dụng

Một số vật dụng được sử dụng dễ dàng nhận thấy trong thiết kế kiến trúc Đông Dương là: tượng phật, tượng tròn, tứ linh; các biểu tượng dân gian như con rối, con giống; hoa cúc, hoa sen, cây bồ đề …

Các biểu tượng dân gian thường được sử dụng trong kiến trúc Đông Dương

Kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp tinh tế giữa những cái đẹp của nền văn hóa Việt với sự tinh tế của kiến trúc Pháp. Phong cách kiến trúc Đông Dương không mang đến sự áp đặt của kiến trúc Pháp mà còn tồn tại cái đẹp của kiến trúc Việt. Những giá trị tinh tế, hiện đại của Pháp kết hợp với văn hóa Việt tạo nên kiến trúc đẹp, riêng của kiến trúc Đông Dương.

 
Go to top