Kiến trúc Tân cổ điển là một trong những phong cách kiến trúc có “tuổi thọ” dài nhất, trường tồn với thời gian, mặc cho sự lên ngôi hay thoái trào của những loại hình nhà ở khác. Nó mang một sức hấp dẫn khó cưỡng: đẳng cấp, sang trọng, bề thế ẩn sau những đường nét, chi tiết hoa văn độc đáo mà bạn khó có thể bắt gặp trong những phong cách kiến trúc nào khác.

Kiến trúc Tân cổ điển là gì?

Kiến trúc Tân cổ điển (Neoclassical Architecture) là kết hợp giữa kiến trúc cổ điển và kiến trúc hiện đại. Nó đặc trưng bởi quy mô, sự đơn giản từ hình khối, nhắc lại chi tiết thức cột, chủ yếu là Doric, sử dụng các cột này để gây ấn tượng và ưu tiên các mảng tường trống.

Kiến trúc Tân cổ điển toát lên sự sang trọng, quý phái

Nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của Kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc Tân cổ điển bắt đầu từ những năm 1750, có nguồn gốc từ kiến trúc cổ điển của La Mã, Hy Lạp, Phục Hưng, Baroque hay chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ 18 - 19. Phong trào kiến trúc này nổ ra và có sự ảnh hưởng lớn của Kiến trúc cổ điển, Hy Lạp cổ đại.

Tân cổ điển là phong trào kiến trúc làm sống lại những hình ảnh cổ điển mang hơi thở Âu - Mỹ thông qua nghệ thuật tạo hình kiến trúc đặc trưng, đơn giản hóa kiến trúc cổ điển, lấy những bức tường, hàng cột làm trọng tâm và làm nổi bật bản chất chi tiết của bộ phận đó.

Các hoa văn điêu khắc được tinh giảm, ánh sáng được tăng lên, chiều và góc nhìn được mở rộng. Các tác phẩm điêu khắc phù điêu là các điểm nhấn được đặt trên bề mặt phẳng và có xu hướng hạn chế khung, hoa văn trong những trụ gạch dạng viên hoặc các mảng tường.

Trào lưu kiến trúc tân cổ điển đã lan rộng ra khắp Châu Âu và Bắc Mỹ với rất nhiều công trình nổi tiếng như: thánh địa hồi giáo Stourhead House tại Palladian; biệt thự Woburn Abbey – biểu tượng của kiến trúc Anh; bảo tàng Altes tại Berlin, Đức; nhà hát Red Army tại Moscow, Nga.

Thánh địa hồi giáo Stourhead House tại Palladian

Sự hình thành của Kiến trúc Tân cổ điển tại Việt Nam

Kiến trúc Tân cổ điển du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Để phù hợp với điều kiện tại Việt Nam, các công trình được cải biên, cách tần hợp lý, từ đó hình thành nên phong cách Kiến trúc Đông Dương (Indochine Architecture) hay Kiến trúc thuộc địa Pháp (French Colonial).

Các công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Phủ Chủ tịch (trước đây là Phủ Toàn quyền Đông Dương – 1902), nhà Khách chính phủ (1919),...

Phủ Chủ tịch

Đặc trưng nổi bật của Kiến trúc Tân cổ điển

Không gian kiến trúc vô cùng lộng lẫy và xa hoa

Không gian nội, ngoại thất gây ấn tượng bởi những đường nét hoa văn, phào chỉ độc đáo, được đắp vẽ tỉ mỉ, tinh tế. Việc sử dụng những thức cột của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại trong các hệ sảnh, tường cũng góp phần khiến cho những công trình trở nên bề thế, đẳng cấp hơn bao giờ hết.

Ngày nay, các thức cột có sự cách tân, biến đổi để trở nên đơn giản, mềm mại hơn so với các tòa lâu đài, dinh thự cổ điển của phương Tây. Các loại mái thường gặp trong kiến trúc Tân cổ điển chính là mái mansard dạng hình thang úp ngược kết hợp mái chóp vòm cổ điển, đưa người nhìn về với thế giới của những tòa thành đồ sộ, tráng lệ trong những câu chuyện cổ Grimm.

Là sự giao thoa giữa kiến trúc cổ điển và hiện đại: tính kế thừa và phát huy

Chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc Tân cổ điển, bạn có thể dễ dàng nhận ra những chi tiết, đường nét mang cảm giác hoài niệm, cổ kính, quyến rũ. Sự đăng đối trong bố cục và hình khối kiến trúc, chi tiết phào chỉ hay những đường trang trí tỉ mỉ, cầu kỳ tại một số vị trí như mái vòm, đầu cột trụ hay hệ thống đường phào chỉ uốn lượn vô cùng sắc nét cũng là những đặc điểm mà những ngôi biệt thự Tân cổ điển đã kế thừa từ kiến trúc cổ điển.

Kiến trúc Tân cổ điển không hoàn toàn đi theo lối mòn đã “lỗi thời” của kiến trúc cổ điển, cũng không hẳn là “đoạn tuyệt” với “người anh em đi trước” mà là sự cách tân tuyệt vời. Những công trình Tân cổ Pháp ngày nay giản lược những chi tiết hoa văn, phào chỉ rườm rà, thiết kế có phần tinh tế, mộc mạc, đơn giản hơn nhưng không hề làm mất đi sự sang trọng, lộng lẫy vốn có.

Vật liệu sử dụng: kết hợp

Vật liệu sử dụng trong các kiến trúc Tân cổ điển thường sử dụng dòng cao cấp nhất. Chất liệu cao cấp thể hiện đẳng cấp và sự quý phái của gia chủ. Các ngôi nhà tân cổ điển trông sang trọng vì sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống như đá, đá cẩm thạch và gỗ cứng.

Kiến trúc Tân cổ điển xuất hiện nhiều tại Việt Nam

Kiến trúc Tân cổ điển chính là sự dung hòa, kết nối, phát triển tốt nhất giữa hai phong cách thiết kế kiến trúc trái ngược hoàn toàn, đó là kiến trúc cổ điển xưa cũ và kiến trúc hiện đại tân thời. Phong cách Tân cổ điển là quá trình lược bỏ các chi tiết cầu kỳ, khá rườm rà của thiết kế nội thất cổ điển và có sự giản đơn trong việc hình thành các hoa văn, họa tiết.

(Theo Kientrucapollo)

 
Go to top